Được khởi nguồn từ sáng kiến của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), nhằm mục đích nêu cao vai trò đóng góp của thể thao trong quá trình thực hiện và đạt được các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ; đồng thời nhấn mạnh sự hỗ trợ của thể thao đối với hòa bình và phát triển cũng như những đóng góp của lĩnh vực này trong việc tạo ra một môi trường hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã lấy ngày 6/4 hàng năm là Ngày quốc tế Thể thao.
Thể thao thể hiện sự hợp tác tự nhiên cho hệ thống LHQ bao gồm cả UNESCO. Việc tiếp cận với thể thao và hoạt động thể chất được thừa nhận là một quyền cơ bản của tất cả mọi người theo như điều 1 của bản Hiến chương về giáo dục thể chất và thể thao của UNESCO năm 1978. Quyền này cũng được thể hiện trong Công ước liên quan đến các quyền trẻ em của UNICEF và Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
Thể thao phục vụ cho giáo dục, phát triển và hòa bình, có thể thúc đẩy hợp tác, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, hòa nhập xã hội và sức khỏe ở quy mô địa phương, quốc gia và quốc tế. Từ xưa đến nay, thể thao còn được biết với vai quan trọng thúc đẩy tình đoàn kết, sự hòa nhập xã hội và sự gắn kết cùng tồn tại hòa bình.
Thực tế đã cho thấy, thể thao cũng là một công cụ của hòa bình. Nhờ sức thu hút riêng có của thể thao và sức mạnh tập hợp cũng như đặc thù phi chính trị, thể thao thường được sử dụng để tái thiết lập các cuộc đối thoại trong những căng thẳng chính trị, văn hóa hay tôn giáo.
Thể thao cũng góp phần phát triển kinh tế, xã hội và thậm chí là cá nhân của mỗi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ. Các hoạt động liên quan đến thể thao có thể tạo ra công ăn việc làm và tạo ra các hoạt động kinh tế ở nhiều cấp độ.
Vì thế, thể thao ngày càng được công nhận và sử dụng như một công cụ chi phí thấp và có tác động cao trong các nỗ lực nhân đạo, phát triển và xây dựng hòa bình, không chỉ bởi hệ thống của LHQ mà còn bởi các tổ chức phi chính phủ (NGO), chính phủ, cơ quan phát triển, thể thao Liên đoàn, lực lượng vũ trang và các phương tiện truyền thông.
Ngoài ra, thể thao còn là một công cụ mạnh mẽ đóng góp vào quá trình phát triển và xây dựng hòa bình thông qua việc thúc đẩy những tiến bộ về giảm thiểu đói nghèo; giáo dục cộng đồng; bình đẳng nam – nữ; phân biệt chủng tộc; phòng chống HIV/AIDS và các bệnh dịch khác; bảo vệ môi trường bền vững; giải quyết các cuộc xung đột và đem lại hòa bình; hỗ trợ các đối tượng cần được phục hồi, những người tị nạn, nạn nhân của xung đột và thảm họa thiên nhiên, người khuyết tật…
Ở Việt Nam, hàng năm có không ít các sự kiện thể thao quốc tế được diễn ra, thu hút nhiều VĐV người nước ngoài tham dự. Trong đó, Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng – Vì hòa bình do thành phố Hà Nội tổ chức hàng năm có ý nghĩa chính trị – xã hội sâu sắc, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, VĐV chuyên và không chuyên trong và ngoài nước với mong muốn gửi Thông điệp hòa bình tới khắp năm châu…
Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng – Vì hòa bình do thành phố Hà Nội là sự kiện thể thao có ý nghĩa rất lớn.