Sống trong hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại. Sau những kinh hoàng của Chiến tranh Thế giới thứ hai, sự ra đời của Liên Hợp Quốc phản ánh khát vọng chung của nhân dân các nước về một thế giới hòa bình, an ninh, phát triển. Đặt trong bối cảnh thế giới xuất hiện xung đột, chiến tranh, xâm chiếm…đang đe dọa sự sống của hàng triệu người dân thì giá trị của hòa bình lại càng được củng cố.
Kể từ khi được thành lập ngày 29/5/1948, lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc đã chứng minh là một trong những công cụ hiệu quả nhất để cộng đồng quốc tế xử lý các cuộc xung đột phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh Quốc tế. Trong những năm qua, các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc đã phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, tính năng động và linh hoạt của họ đã giúp bảo vệ những người dân và thúc đẩy tiến trình hòa bình. Hoạt động giữ gìn hòa bình là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc. Tính từ năm 1948 đến năm 2020, Liên Hợp Quốc đã triển khai tất cả 70 phái bộ.Tại Nam Sudan hơn 200 000 dân thường tìm cách lánh nạn trong các cư sở của Liên Hợp Quốc. Tại phía Đông của CHDC Congo, lực lượng giữ gìn hòa bình đã chiến đấu chống lại ác nhóm vũ trang nổi dậy và thành công trong việc thuyết phục họ từ bỏ vũ khí. Tại Haiti, cảnh sát và các chuyên gia dân sự của Liên Hợp Quốc đã giúp ngăn chặn bạo lực băng nhóm tội phạm. Hiện nay, các hoạt động giữ gìn hoà bình nhận được nhiều đóng góp của quân đội và cảnh sát từ 125 quốc gia thành viên. Con số ấn tượng này phản ánh niềm tin của cộng đồng quốc tế vào các hoạt động giữ gìn hòa bình để đảm bảo an ninh chung.
Hoạt động giữ gìn hòa bình là một trong những hoạt động quan trọng của Liên Hợp Quốc. Từ năm 1948 đến 2020, Liên Hợp quốc đã triển khai tất cả 70 phái bộ binh. Kể từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã cử 172 lượt cán bộ, nhân viên thuộc Bộ quốc phòng đi làm nhiệm vụ giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc tại các phái bộ CH Trung Phi, Nam Xa – đăng. Hiện nay, chính phủ đang chỉ đạo Bộ Quốc phòng chuẩn bị triển khai lực lượng công binh thuộc quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc (quân số khoảng 320 người). Lực lượng tham gia của Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và Liên Hợp Quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Với những kết quả nổi bật qua, hơn 8 năm tham gia giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc có thể khẳng định hoạt động này đã trở thành một nội dung không thể tách rời trong quá trình hội nhập quốc tế về quốc phòng của Việt Nam góp phần tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, phục vụ các mục tiêu của đối ngoại quốc phòng mà cao nhất là lợi ích quốc gia, đơn vị, tạo môi trường quốc tế thuận lợi, thúc đẩy quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại với các nước, nhất là các nước có tiềm năng, góp phần nâng cao hơn nữa uy tín, vị thế của đất nước và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam là một trong những minh chứng hùng hồn nhất khẳng định cách một dân tộc vươn lên mạnh mẽ từ khói lửa chiến tranh để giờ đây đang có những đóng góp ngày càng thiết thực cho hòa bình trên thế giới. Bởi vậy thế hệ trẻ Việt nam nói chung, lớp lớp thế hệ học sinh trường THPT Bạch Đằng nói riêng hiểu nỗi đau mất mát, sự tàn phá do các cuộc chiến tranh để lại vì vậy càng trân quý hai chữ “hòa bình” hơn bao giờ hết. Hưởng ứng ngày giữ gìn hòa bình Thế giới, sống với phương châm “Bão tan mưa ấm ngàn cây”, tập thể học sinh trường THPT Bạch Đằng đã và đang xây dựng những mục đích tôn trọng, bình đẳng; xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người, thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác. Chung sống thân ái, khoan dung với bạn và mọi người xung quanh. Không phân biệt đối xử nam nữ, học giỏi học kém, giàu nghèo... Khuyên can, hòa giải khi các bạn có bất đồng, xích mích. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia. Giao lưu với thanh, thiếu niên. Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng khó khăn…Với những việc làm thiết thực, hi vọng tuổi trẻ trường THPT Bạch Đằng nguyện chung tay xây dựng, kiến tạo nền hòa bình, độc lập, vì sự tiến bộ của con người trên toàn Thế giới.