Chuyên
đề 1 : NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
NGHỊ
LUẬN XÃ HỘI LÀ GÌ?
“Nghị
luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn
luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo
đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn
về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận
ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức
mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc,
chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các
thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…” (Sách giáo khoa
Ngữ Văn 11, tập 2).
Nghị
luận xã hội là những bài văn bàn về những vấn đề diễn ra xung quanh đời sống, xã
hội. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những
vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu
cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập,
toàn cầu hoá…Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn
học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng
được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.
NHỮNG
YÊU CẦU KHI LÀM VĂN NLXH
Phải
đọc kĩ đề, phân biệt được đề thuộc kiểu (dạng) nào?
Nắm
được cấu trúc từng loại, từng dạng để bám vào viết cho đúng.
Nội
dung trọng tâm, lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận
phải chặt chẽ, cảm xúc phải trong sáng, lành mạnh.
Không
lấy dẫn chứng chung chung mà phải có tính thực tế và thuyết phục.
Phải
đọc kĩ đề, gạch chân dưới những từ, cụm từ quan trọng để giải thích và lập luận
cho đúng. Những từ, cụm từ này phải thường xuyên được nhắc lại trong các luận
điểm.
Có
năng lực thâu tóm, nắm bắt các vấn đề xã hội xảy ra ngoài cuộc sống…
Mạnh
dạn đề xuất quan điểm, cách nghĩ của bản thân, lập luận sao cho thuyết phục được
người đọc.
Biết
lật ngược vấn đề, soi chiếu vấn đề ở nhiều khía cạnh để luận bàn – yêu cầu đòi
hỏi bản lĩnh của người viết.
PHÂN
LOẠI ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Nghị
luận xã hội trong nhà trường phổ thông thường có ba dạng đề chính. Tuy nhiên
để cụ thể hơn trong việc nhận diện, từ đó có cách làm tương ứng phù hợp, dựa
vào đề thi của các năm, chuyên đề sẽ cụ thể hóa thành các dạng sau:
Nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí
Nghị
luận về một hiện tượng đời sống
Nghị
luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc trong một câu
chuyện.
Dạng
đề nghị luận kết hợp hai mặt tốt - xấu trong một vấn đề
Dạng
đề nghị luận mang tính chất đối thoại - bộc lộ suy nghĩ, quan điểm bản thân (mang
tính đối thoại) về vấn đề được đặt ra.
Nghị
luận về một vấn đề được gợi ra từ một hình ảnh/bức tranh.
Việc
phân chia chỉ mang tính tương đối, vì trong thực tế có những đề không rạch ròi,
mang tính đánh lừa người viết. Do đó, cần linh hoạt, tỉnh táo để nhận diện chính
xác từng dạng, từ đó đề xuất cho mình cách viết phù hợp.
CẤU
TRÚC/DÀN Ý GỢI Ý
Dạng
1 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
Khái
niệm:
Nghị
luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo
đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức, về tâm hồn nhân cách, về
các quan hệ gia đình, xã hội, cách ứng xử, lối sống của con người trong xã hội…).
Đối
với học sinh trong nhà trường phổ thông, do đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, tầm nhận
thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp,
lớn lao mà chỉ là những vấn đề đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống
hàng ngày như tình cảm quê hương, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập…
Những vấn đề này có thể được đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thông thường là
được gợi mở qua một câu danh ngôn, châm ngôn, ngạn ngữ, ca dao hay câu nói của
một nhà văn hóa, nhà khoa học, người nổi tiếng…
Phân
loại:
Nghị
luận về một tư tưởng, đạo lý thường tồn tại ở các dạng:
Dạng
luận bàn về một tính cách hoặc một trạng thái tâm lý VD:
+
Tự trọng và tự kiêu
+
Luận về sự bình yên.
Dạng
đề đưa ra một hoặc hai nhận định, nhận định ấy có thể xuất hiện qua một câu nói,
một câu thơ/ một lời hát, một châm ngôn, một tục ngữ, ca dao…
VD:
+
Anh/chị nghĩ gì về câu nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen
ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”.
(Tuân Tử)
+
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm
lòng. Để làm gì, em biết không?. Để gió cuốn đi…”. Suy nghĩ của anh/chị về lời
bài hát.
+
Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi
bạn?”.
+
Có ý kiến cho rằng: “Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn anh bằng
đại
bác”.
Nhưng
Tổng Giám độc tập đoàn Coca Cola, Bryan Dion lại khẳng định:
“Bạn
chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ mãi đắm chìm trong quá khứ hay ảo tưởng
về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn
sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình”
Anh/chị
suy nghĩ như thế nào trước những lời khuyên ấy?
Đối
với học sinh chuyên, thì dạng nhận định về hai nhận định là dạng thường được
đề
xuất.
Cách
làm:
Trước
hết, phần mở bài phải giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
Nêu ý chính (vấn đề) hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra.
Phần
thân bài, có nhiều luận điểm. Tuy nhiên cần đảm bảo:
+
LĐ 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý. Bao gồm:
Giải
thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen/nghĩa bóng (nếu có)
Rút
ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý Thực chất là đi trả lời cho câu hỏi LÀ GÌ?
+
LĐ 2: Phân tích, chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý. Dùng dẫn chứng
để chứng minh. Từ đó, chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối
với đời sống xã hội.
Thực
chất là đi trả lời cho câu hỏi TẠI SAO? NHƯ THẾ NÀO?
+
LĐ 3: Bình luận, mở rộng vấn đề, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan
đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng
hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa đúng trong hoàn
cảnh khác. Dùng dẫn chứng minh họa. Thực chất của luận điểm này là trả lời một
số câu hỏi nhằm lật ngược vấn đề, nhìn nhận vấn đề trong nhiều chiều, nhiều góc
độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng (VD, các câu hỏi như: có ngoại lệ hay
không? Vấn đề có thể đúng/sai trong những hoàn cảnh khác nhau như thế nào?...)
+
LĐ 4: Rút ra bài học nhận thức (đúng hay sai?) và hành động (cần làm gì?). Đây
là một luận điểm nhỏ nhưng là vấn đề cơ bản của nghị luận xã hội bởi mục đích của
việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc.
-
Phần kết bài, liên hệ bản thân, đánh giá chung về vấn đề.
Dàn
ý gợi ý:
a/MB:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận/trích dẫn nhận định (nếu có) b/TB:
Luận điểm
|
Cách
làm
|
1/Giải
thích: Nghĩa của từ/cụm từ/cả câu (nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn)
LÀ GÌ?
|
Dùng
các từ gần nghĩa, cùng trường nghĩa để giải thích
Dùng
các từ trái nghĩa đề giải thích
Giải
thích bằng cách nêu VD
|
2/Lý
giải vấn đề
(TẠI SAO?)
|
Để
ý vào các từ ngữ trong đề bài, đặt câu hỏi (tại sao?) sẽ tìm được ý bình luận
cho riêng mình.
Lí
giải kết hợp với chứng minh. Lưu ý, nên lấy những dẫn chứng xã hội, người thật
việc thật, không nên lấy dẫn chứng xã hội vì dễ rơi vào xa hoặc lạc đề.
|
3/
Biểu hiện/hiện trạng: Vấn đề được biểu hiện hoặc đang diễn ra như thế nào trong đời
sống xã hội?
|
Đề
cập hai phương diện:
Tích
cực: như thế nào?
Tiêu
cực: Tuy nhiên, bên cạnh đó có những biểu hiện, tư tưởng trái ngược ntn? Phê
phán.
|
4/
Đánh giá, luận bàn vấn đề.
|
Trả
lời một số câu hỏi nhằm lật ngược vấn đề, nhìn nhận vấn đề trong nhiều chiều,
nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng (VD, các câu hỏi như: có
ngoại lệ hay không? Vấn đề có thể đúng/sai trong những hoàn cảnh khác nhau như
thế nào?...)
Đây
là phần thể hiện bản lĩnh, độ sắc, nhạy của người viết.
|
Lưu
ý : - Dẫn chứng phải thuyết phục, thường là NHÂN VẬT – SỰ KIỆN, không dùng
dẫn chứng chung chung.
|
c/
KB: Khẳng định lại vấn đề
Dạng
2 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1.
Khái niệm:
Là
bàn về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội, mang tính chất
thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, tai nạn
giao thông, bạo hành gia đình, bệnh vô cảm…). Đó có thể là hiện tượng tốt hoặc
xấu, đáng khen hoặc đáng chê.
2. Cách làm:
Để
làm được kiểu bài này HS cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị
luận, có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa
tích cực vừa tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm
liều lượng cho hợp lí, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích
cực hay tiêu cực.
Các
nội dung chính:
Mở
bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
Thân
bài:
+
LĐ1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống,làm rõ những từ ngữ, hình ảnh,
khái niệm có trong đề bài (nếu có).
+
LĐ2: Nêu rõ thực trạng, biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống (thực tế
vấn đề đang diễn ra như thế nào?có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống? thái độ
của xã hội đối với vấn đề như thế nào?). Chú ý liên hẹ thực tế địa phương để
đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục. Từ đó, làm nổi bật tính cấp thiết
phải giải quyết vấn đề.
+
LĐ3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân
khách quan, nguyên nhân do thiên nhiên, do con người…).
+
LĐ4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng (chú ý, nguyên nhân nào thì giải
pháp đó). Cần chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi phải phối
hợp với những lực lượng nào?
+
LĐ5: Rút ra 2 bài học: nhận thức và hành động (Nhận thức về vấn đề như thế nào?
Đúng hay sai? Cần phải làm gì?).
Kết
bài: Cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiên
tượng đời sống.
3. Cấu trúc bài là m:
|
HIỆN
TƯỢNG XẤU
|
HIỆN
TƯỢNG TỐT
|
MỞ
BÀI
|
Nêu
vấn đề
|
Nêu
vấn đề
|
THÂN
BÀI
|
1.
Giải thích hiện tượng
|
1.
Giải thích hiện tượng
|
|
2.
Nêu biểu hiện, thực trạng (diễn ra như thế nào? ở đâu?)
|
2.
Nêu biểu hiện (mô tả lại hiện tượng)
|
|
3.
Nguyên nhân (tại sao?)
|
3.
Nguyên nhân (tại sao?)
|
|
4.
Tác hại (tác động tiêu cực gì? Chi phối như thế nào đến con
người, xã hội…)
|
4.
Tác dụng, ý nghĩa HT
|
|
5.
Luận bàn (nhìn nhận của xã hội về vấn đề đó như thế nào? Soi vấn đề ở nhiều
góc nhìn, nhìn vấn đề ở tính biện chứng – lịch sử?...)
|
5.
Luận bàn: Phê phán hiện tượng trái ngược
|
|
6.
Giải pháp (cá nhân?, gia đình, nhà trường, xã hội)
|
6.
Biện pháp nhân rộng HT
|
|
7.
Rút ra bài học:
BH
nhận thức
BH
hành động
|
7.
Rút ra bài học:
BH
nhận thức
BH
hành động
|
KẾT
BÀI
|
Đánh
giá chung về hiện tượng
|
Đánh
giá chung về hiện tượng
|
Dạng
3 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM HOẶC CÂU CHUYỆN
Đây
là dạng đề tổng hợp thường dành cho học sinh giỏi, dạng đề này đòi hỏi
người viết phải có kiến thức cả về văn học và đời sống xã hội cũng như kĩ năng
phân tích tác phẩm văn học và kĩ năng phân tích, bình luận các vấn đề xã hội.
Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội có ý nghĩa trong một tác phẩm văn học
hoặc câu chuyện, yêu cầu học sinh bàn bạc,mở rộng vấn đề, bày tỏ quan điểm và suy
nghĩ của bản thân. Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một tác phẩm văn
học trong chương trình, cũng có thể người viết phải tự rút ra từ câu chuyện.
VD1:
Từ nghịch cảnh của nhân vật Trương Ba trong trích đoạn “Hồn Trương Ba, da hàng
thịt” (Lưu Quang Vũ), hãy bàn về nỗi khổ của những con người không được sống
đúng là mình.
VD2:
Thượng
đế lấy đất sét nắn ra con người. Khi Ngài nắn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất:
Còn
nặn thêm cho mày gì nữa, con người? – Ngài hỏi.
Con
người suy nghĩ một lúc thấy mình đã đầy đủ tay, chân, đầu, rồi nói:
Xin
Ngài nắn cho con hạnh phúc.
Thượng
đế đủ biết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất
cho con người và nói:
Này,
tự đi và nắn lấy cho mình hạnh phúc.”
Suy
nghĩ của anh/chị về câu chuyện trên.
Để
làm được kiểu dạng này, chúng ta cần tiến hành theo hai bước sau:
Trước
hết, cần phân tích tác phẩm để làm rõ vấn đề xã hội cần bàn luận cùng với các
khía cạnh, các phương diện biểu hiện của nó.
Sau
đó, đi sâu bàn về vấn đề xã hội đã rút ra trong tác phẩm.
Cần
lưu ý, dạng bài này rất dễ lẫn với dạng bài nghị luận văn học vì buộc phải có
khâu phân tích tác phẩm để xác định vấn đề cần nghị luận. Để tránh nhầm lẫn, cần
xác định và phân biệt rõ sự khác biệt về mục đích và cách thức tiến hành. Mục đích
của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích, để đánh giá giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm văn học, còn mục đích của nghị luận xã hội là phân tích, đánh
giá để đưa ra ý kiến, quan điểm về vấn đề xã hội được đặt ra ở văn bản tác phẩm
đó. Vì thế, khi làm bài nghị luận văn học, cần cắt nghĩa, bình giá cái hay,
vẻ đẹp của các yếu tố của văn bản như ngôn ngữ, hình tượng về hai phương diện
nội dung và nghệ thuật, còn khi làm bài nghị luận xã hội lại chỉ cần chú ý tới mặt
nội dung. Hơn nữa, với nghị luận văn học, việc phân tích tác phẩm văn học là mục
đích, còn trong nghị luận xã hội nó chỉ là phương tiện, là thao tác đầu tiên khởi
đầu cho cả một quá trình sau đó.
Dàn
ý gợi ý:
Mở
bài:
Dẫn
dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài
Nêu
vấn đề cần nghị luận
Thân
bài:
Bước
1: Phân tích,hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề
Nhấn
mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó.
Từ
đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận
Bước
2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng,
đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể).
Giải
thích vấn đề (nếu cần thiết)
Phân
tích – chứng minh:
+
Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư
tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống…; dùng thực tế xã
hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người
thật việc thật nào?….
+
Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng
tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó….
Bình
luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay
+
Đánh giá:
Quan
niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân
cách con người? (tư tưởng, đạo lí)
Hiện
tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ?
(Cần
thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa
tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với
quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận)
+
Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc
nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận…)
*
Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
Về
nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều
gì có ý nghĩa?
Về
hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực.
Kết
bài:
Dạng
4 : DẠNG ĐỀ KẾT HỢP HAI MẶT TỐT – XẤU TRONG MỘT VẤN ĐỀ
Dàn
ý gợi ý:
Phần
lớn những đề thuộc dạng này là đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý cũng có thể
bàn về hiện tượng đời sống, cũng có khi là từ một câu chuyện. Ví dụ:
“Ngưỡng
một thần tượng là một nét đẹp văn hóa, mê muội thần tượng là một thảm họa” (bàn
về một hiện tượng đời sống)
“Kẻ
cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính lại kiên nhẫn lập nên thành
tựu” (bàn về một tư tưởng đạo lí).
Tuy
nhiên, vấn đề được cho trong đề thường có một mặt phải và một mặt trái (tốt –
xấu). Khi làm bài ta nên bám theo cấu trúc sau:
Mở
bài
|
Giới
thiệu vấn đề
|
Thân
bài
|
1.
Giải thích: Giải thích 2 vế, giải thích cả câu
|
|
Chứng
minh, bình luận:
Trình
bày ý nghĩa, tác dụng của mặt tốt (thường là vế 1).
Trình
bày tác hại của mặt xấu (thường là vế 2)
Đánh
giá, luận bàn vấn đề, đề xuất quan điểm, cách nhìn đúng đắn
|
|
3.
Rút ra bài học:
Nhận
thức
Hành
động
|
Kết
bài
|
Khẳng
định vấn đề
|
Áp
dụng đề:
Đề:
"Ngưỡng
mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa".
Hãy
viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
trên.
Gợi
ý làm bài:
Mở
bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân
bài:
Giải
thích ý kiến:
“Ngưỡng
mộ thần tượng” là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được
xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh
mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng.
“Mê
muội thần tượng” là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước
thần tượng.
Về
nội dung, ý kiến này đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng
mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây
ra hậu quả khôn lường.
Bàn
luận ý kiến:
Ngưỡng
mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa:
+
Ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được
sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới
những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống.
+
Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái
độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương.
Mê
muội thần tượng là một thảm họa:
+
Mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình
cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội
thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại
cho bản thân và xã hội.
+
Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuyếch trương thần tượng quá mức đều
là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành
mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
Bình
luận, mở rộng vấn đề:
Ý
kiến trên hoàn toàn đúng.
Cần
nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của
sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn,
nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời
sống.
Biết
chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng
một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng
ngày, trước hết là trong học đường.
Kết
bài:
Khẳng
định lại vấn đề.
Bài
học nhận thức và hành động của bản thân.
Dạng
5. DẠNG ĐỀ MANG TÍNH CHẤT ĐỐI THOẠI, BỘC LỘ SUY NGHĨ RIÊNG VỀ VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA
Dàn
bài gợi ý:
Đây
là dạng đề mới nhất thường được lựa chọn trong một vài năm gần đây. Dạng đề này
lại thường thiên về bộc lộ suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề thiên về hiện tượng
đời sống. Cấu trúc làm bài có thể cụ thể hóa như sau:
Mở
bài
|
Giới
thiệu vấn đề
|
Thân
bài
|
1.
Giải thích vấn đề
|
|
2.
Trao đổi, bàn luận, đối thoại (phần này phụ thuộc vào nhận thức và sự hiểu
biết của bản thân, nhận thức và đánh giá vấn đề đó đúng/sai,phải/trái, đồng
|
|
tình/không
đồng tình…)
|
|
3.
Trình bày quan điểm sống của bản thân (gần với bài học nhận thức và hành động).
|
Kết
bài
|
Đánh
giá chung về vấn đề
|
Áp
dụng đề:
Đề:
Đi
dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội bằng trải nghiệm của chính mình,
chàng trai Việt kiều Tran Hung John, có một nhận xét:
“Phần
nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải
là người tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không
bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được
vẽ sẵn” (Jonh đi tìm Hùng, NXB Kim Đồng, 2013,tr113)
Anh/chị
có đồng tính với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Tran Hung Jonh và bày tỏ
quan điểm sống của chính mình?
Gợi
ý giải đề:
Phần
Thân bài cần:
Giải
thích ý kiến:
+
Thụ động là chịu sự chi phối, chỉ biết làm theo, nghe theo người khác mà thiếu
chủ động, sáng tạo.
+
Ý kiến muốn đề cập đến tính cách thụ động, được xem là tính cách của phần nhiều
người Việt Nam, trước hết là thụ động trong việc lựa chọn, dấn thân, mở lối cho
cuộc sống của mình; nêu một vài biểu hiện, nguyên nhân của tính cách này.
Trao
đổi:
Thí
sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc chỉ đồng tình phần nào với ý kiến
của Tran Hung Jonh. Dù lựa chọn cách nào thì khi trao đổi cũng phải có lí lẽ,
căn cứ xác đáng và thái độ luận bàn một cách nghiêm túc, thiện chí.
Đề:
Nhìn
lại vốn văn hóa dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về
lối sống của người Việt Nam truyền thống là:
“Không
ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo
sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn” (Theo Ngữ văn 12, Tập 2,
NXBGDVN, 2013, tr160-161).
Từ
nhận thức về mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ
quan điểm sống của chính mình.
Gợi
ý giải đề
Phần
Thân bài, cần đảm bảo:
Giải
thích ý kiến:
+
“Trí tuệ” là khả năng nhận thức, suy xét bằng bộ óc, “khôn khéo” là khôn ngoan,
khéo léo trong ứng xử.
+
Ý kiến đã nêu được một nét đáng lưu ý về lối sống của người Việt Nam truyền thống
là ít đề cao trí tuệ mà đề cao sự khôn khéo, một dạng trí khôn của đời sống,
đồng thời chỉ ra một số biểu hiện của lối sống khôn khéo đó.
Phân
tích, chứng minh, binh luận:
+
Tích cực:
Tạo
ra lối ứng xử linh hoạt trong đời sống hàng ngày giúp con người có thể an thân
hưởng lợi, giữ mình thoát hiểm, tránh cách mối quan hệ phức tạp.
Khiến
cho mỗi cá nhân có lối sống thiết thực, tùy cơ ứng biến để tồn tại trong cộng
đồng.
+
Tiêu cực:
Mặt
tiêu cực của việc không đề cao trí tuệ là ít coi trọng những nỗ lực khám phá,
chinh phục, sáng chế nhằm hướng tới những đỉnh cao trong sản xuất, khoa học, nghệ
thuật; chưa tôn trọng thành quả của trí tuệ, tri thức và sáng tạo, dẫn đến sự
trì trệ, kém phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.
Mặt
tiêu cực của lối sống khôn khéo: chỉ biết thu lợi, cầu an cho mình, ngại va chạm,
ngại đối mặt với thách thức, khiến co người có nguy cơ thiển cận, nhu nhược,
ích kỉ.
Bày
tỏ quan điểm sống:
+
Trên cơ sở nhận thức mặt tích cực và tiêu cực của lối sống truyền thống, thí sinh
tự đề ra quan điểm sống cho bản thân và phương hướng hành động để thực hiện quan
điểm sống ấy.
+
Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm sống của mình, nhưng cần phải có thái độ
chân thành, nghiêm túc, cầu tiến.
Dạng
6: NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN
ĐỀ ĐƯỢC GỢI
RA TỪ MỘT BỨC TRANH / HÌNH ẢNH
Đây
là dạng đề thường xuất hiên trong các đề thi những năm gần đây, nhất là trong các
kì thi Olimpic. Đề thi có sự khác biệt, không chỉ là văn bản ngôn từ mà có thêm
hình ảnh. Trong cuộc sống, việc đọc hiểu rất đa dạng, đa phương thức như sơ đồ,
bảng biểu…Xu hướng ra đề thi đa dạng, ra đề bằng hình ảnh không hề xa lạ trong
đề khảo sát năng lực đọc hiểu PISA. Gần đây, cũng rất hiện trong các đề học sinh
giỏi của TP.HCM và Đà Nẵng. Đề Đọc hiểu và nghị luận xã hội từ một hình ảnh biểu
tượng - thậm chí là từ một bức tranh châm biếm
-
cũng xuất hiện trong đề thi ĐH của Trung Quốc.
Một
vài lưu ý chung :
Tùy
vào năng lực và trải nghiệm của học sinh mà mỗi người sẽ có cách trình bày quan
điểm khác nhau. Cấu trúc bài làm cần linh hoạt sử dụng một trong các dạng trên.
Tuy nhiên, cái khó của dạng đề này là thường gợi mở nhiều vấn đề, người viết
do đó cần có năng lực khái quát thành một vấn đề chung nhất, bao quát nhất, đồng
thời phải có bản lĩnh khi nghị luận về vấn đề.
Người
học có thể đọc thông điệp theo nhiều hướng khác nhau mà đáp án không hề khuôn mẫu
hay áp đặt hệ thống ý có trước, miễn là luận giải theo hướng tích cực phù hợp
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Ở đây, không chỉ đánh giá năng lực đọc hiểu
mà còn là năng
lực
làm văn của người học, nên tùy đối tượng học sinh sẽ có cách phân tích vấn
đề khác nhau. Vì thế, hoàn toàn phù hợp để kiểm tra dành cho học sinh giỏi.
Ví
dụ
Đề
thi của sở Giáo dục đào tạo Bắc Giang
(Đề thi của Thầy Phan Sĩ Quý.Trường THPT Yên Khánh A)
Bày tỏ suy nghĩ của anh chị về bài học cuộc sống rút ra từ bức tranh trên.
Hướng dẫn cách làm:
Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội với nội dung rút ra từ 1 bức tranh; kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục, không mắc các loại lỗi.
Yêu cầu về kiến thức: Đây là một đề mở, thí sinh có thể có nhiều cách kiến giải khác nhau nhưng cần có sức thuyết phục, đảm bảo các ý cơ bản sau.
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
Giải quyết vấn đề:
- Trình bày cách hiểu về bức tranh: Bức tranh vẽ hình một chú thỏ đang đi nhổ cà rốt. Trên gùi của chú đã có khá nhiều cà rốt nhưng lần này chú gặp được một củ cà rốt khổng lồ. Chú thỏ đang cố hết sức để nhổ củ cà rốt nhưng thật khó khăn. => Củ cà rốt khổng lồ kia là thành quả lớn lao mà con người sẽ thu hái được nếu không bỏ cuộc giữa chừng.
=> Ý nghĩa của bức tranh: Phần này thí sinh có thể rút ra nhiều bài học khác nhau nhưng phải có lập luận thuyết phục. Giám khảo linh hoạt chấm điểm, trân trọng phát hiện của các em.. Sau đây là gợi ý
+ Có một ngày, bạn cảm thấy cuộc sống thật gian nan, nhưng như vậy thì thành quả gặt hái có thể sẽ rất to lớn
+ Đừng cố gắng làm 1 việc quá sức của mình một cách vô ích (chú thỏ sẽ mãi mãi ko thể nhổ củ cà rốt khổng lồ ấy nếu vẫn nhổ theo lối cũ…)
+ Phải tìm hiểu kĩ lưỡng công việc mình làm để có biện pháp phù hợp (chú thỏ nhổ củ cà rốt thấy khó khăn thì nên vạch đất xem nó lớn thế nào để có biện pháp phù hợp…)
- Bàn luận: (Gợi ý)
+ Cuộc sống chứa đựng những khó khăn và cả những phần thưởng bất ngờ. Con người chỉ có thể thu được thành quả lớn lao nếu có đủ lòng quyết tâm đi đến tận cùng con đường mình đã chọn. Khó khăn càng nhiều thành quả đạt được càng lớn.
+ Nếu nản chí đầu hàng, ngại khó, ngại khổ con người sẽ tự đánh mất đi cơ hội.
+ Tuy nhiên, có những thử thách không thể một mình vượt qua, không thể làm theo lối cũ… đòi hỏi phải có sự trợ giúp của nhiều người và sáng tạo những cách làm mới (như trong hình vẽ, sức lực của mình chú thỏ khó có thể nhổ được củ cà rốt khổng lồ và cũng không thể nhổ củ cà rốt ấy theo cách truyền thống)
+ Phê phán những con người thiếu ý chí, thấy khó khăn đã vội đầu hàng, bỏ cuộc.
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học: Cần rèn luyện bản lĩnh sống, dám đối mặt, đương đầu với những khó khăn trước mắt để đạt được thành quả lớn lao, lâu dài.
Kết thúc vấn đề:
Đề 2 : Đề thi của Cô giáo Lê Trần Diệu Thu, trường THPT Trần Quang Khải
Đề bài:
Dưới đây là hình ảnh về bức tranh “Ông lão đánh cá” của họa sĩ người Hungary - Tivadar Kosztka khi được nhìn từ hai phía. Trình bày suy nghĩ của anh chị về những điều được gợi ra từ chúng.
Hướng dẫn:
Đây là dạng đề mở, cho phép thí sinh thoải mái thể hiện suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó, vẫn cần đảm bảo những yêu cầu chung như sau:
+ Trình bày theo bố cục của một đoạn văn: Lùi đầu dòng, có dấu chấm đoạn, không ngắt dòng.
+ Giới thiệu được những thông tin cơ bản: tên tranh, tác giả.
Dàn bài (Gợi ý):
+ Dẫn dắt vào bài, giới thiệu đôi nét về bức tranh
+ Những điều được gợi nên từ bức tranh: Ở đây, xin đi vào ý: Bức tranh đã phản ánh tính hai mặt của cuộc sống nói chung và con người nói riêng:
Trong bức tranh, dù cùng diễn tả về một sự vật nhưng hai góc nhìn lại đem tới cho ta hai hình ảnh trái ngược nhau:
Phía bên trái, ta thấy một ông lão tuy khắc khổ nhưng khuôn mặt toát lên sự lương thiện, cảnh vật tĩnh lặng, yên bình và tươi sáng.
Phía bên phải, trái ngược hoàn toàn, là bức chân dung một người đàn ông nham hiểm, dữ tợn, đầy căm thù và hình ảnh một thiên nhiên đang nổi cơn cuồng nộ.
Khẳng định: Bức tranh đã diễn tả đúng bản chất của cuộc sống:
Trong cuộc sống, cái tốt và xấu, cái thiện và ác luôn song hành, tồn tại và thậm chí là đan cài vào nhau.
Cuộc đời cũng như con người luôn đa diện, nhiều chiều, không có ai là toàn thiện hoặc toàn ác và ở mỗi góc độ ta lại có những cảm nhận khác nhau.
Bài học nhận thức:
Cần đánh giá con người, cuộc sống một cách nhiều chiều, tránh cái nhìn độc đoán, phiến diện. Cần đấu tranh để đưa bản thân tránh xa cái ác, tiến gần hơn về phía thiện.