Trắc nghiệm
khách quan là một hình thức thi đã và đang được áp dụng vào các kì thi quan trọng
của Việt Nam, đặc biệt là kì thi tốt nghiệp THPT. Việc sử dụng bài tập trắc
nghiệm trong dạy học và thi cử được thực hiện có hiệu quả vài năm trở lại đây.
Đối với bộ môn GDCD trong chương trình THPT, các câu hỏi trắc nghiệm hoặc bài tập
trắc nghiệm có lẽ không phải là điều quá mới mẻ đối với học sinh. Nhưng làm thế
nào để giúp học sinh phân biệt khi làm bài tập trắc nghiệm và thi trắc nghiệm
là khác nhau, học sinh thường bị chi phối, áp lực về thời gian do lượng kiến thức
quá nhiều và bao quát. Các em băn khoăn không biết cần phải làm thế nào để phát
huy được hết năng lực của mình, đạt kết quả như ý muốn trong các kì thi, các
bài kiểm tra ở các bộ môn nói chung, môn GDCD nói riêng. Nhưng một số em lại
cho rằng được làm bài trắc nghiệm nhất là đối với các môn xã hội (Sử, Địa,
GDCD) thì các em cảm thấy yên tâm hơn và đạt điểm cao hơn, thậm chí đối với môn
GDCD thể là môn cứu cánh cho các em trong các kì thi quan trọng.
Hình thức thi
trắc nghiệm khách quan hiện nay được Bộ GD-ĐT khuyến khích ra đề thi ở tất cả
các cấp bởi tính ưu việt của nó. Vậy làm thế nào để giúp học sinh ngoài những
kiến thức và kĩ năng tiếp thu được đồng thời phải đạt trình độ tốt về kĩ năng,
kĩ xảo để làm trắc nghiệm? (Từ năm 2017 Bộ GD-ĐT quyết định đưa môn GDCD trở thành
môn thi THPT Quốc gia với thời gian thi 50 phút có tới 40 câu hỏi trắc nghiệm).
So với các môn xã hội khác, môn GDCD không đòi
hỏi học sinh phải ghi nhớ máy móc, kiến thức lại liên quan nhiều đến thực tiễn
đời sống, đạo đức, kinh tế, pháp luật...
Sau
đây là một số kĩ năng
rèn luyện cần thiết mà mỗi học sinh phải kiên trì rèn luyện, sẽ đạt được hiệu quả cao nhất giúp các em có phương pháp học tập
và tâm lý tự tin để bước vào các kỳ thi quan trọng.
1. Học sinh phải
nắm rõ kiến thức cơ bản, trọng tâm, trong sách giáo khoa (kĩ năng nhớ, tái hiện
kiến thức đã học)
Trước hết học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản, nền tảng của chương
trình GDCD yêu cầu đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng, chú trọng vào những nội dung
bài học gắn liền với thực tiễn đời sống, những vấn đề liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ của công dân. Phần câu hỏi nhận biết, câu hỏi dễ học sinh có thể dựa
vào kiến thức cơ bản để làm.
2. Kĩ năng xác định
từ khóa và nắm chắc từ khóa trong câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Giáo viên rèn kĩ năng này cho học sinh đó là xác định đúng từ khóa, giúp học
sinh định hướng được câu hỏi liên quan trực tiếp đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn
liền với từ khóa đã xác định. Đây cũng là cách để giải quyết câu hỏi được nhanh
nhất và tránh bị lạc đề, nhầm đáp án.
3. Dùng
phương pháp loại trừ đáp án.
Khi học sinh không nhớ được kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học và
chưa xác định được một đáp án đúng nhất thì phương pháp loại trừ cũng là cách hữu
hiệu nhất để tìm ra câu tar lời đúng. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm thường có 4 đáp
án, các đáp án thường không giống nhau về nội dung, trong đó chỉ có một đáp án
đúng nhất và 3 đáp án nhằm gây nhiễu. Tuy nhiên trong quá trình ôn luyện và làm bài,
giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh kĩ năng (mẹo) nhanh nhất có thể như:
thay vì tìm phương án đúng các em có thể tìm phương án sai hoặc ngược lại. Kĩ
năng này học sinh có thể vận dụng để làm các câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ thông
hiểu và vận dụng...
4. Học sinh cần học hiểu vấn đề,
không nhất thiết phải học thuộc từng khái niệm hay định nghĩa.
Giáo viên rèn kĩ năng này cho học sinh trong quá trình học, ôn tập và làm
bài trắc nghiệm, các em không cần thiết phải học thuộc khái niệm, định nghĩa, nội
dung như trong sách giáo khoa, mà quan trọng là các em phải hiểu được nội hàm của
khái niệm, biết phân tích, lý giải, tổng hợp, nhận xét, đánh giá các hành vi,
việc làm, quyền và nghĩa vụ, các hiện tượng pháp luật trong thực tiễn đời sống.
5. Rèn kĩ năng
trong sự phân bổ thời gian và nhớ không bỏ trống đáp án trong quá trình làm bài
thi môn GDCD.
Phải làm sao để học cách
suy luận và tư duy nhanh:
Trong quá trình làm bài,
học sinh cần rèn luyện khả năng tư duy, suy nghĩ nhanh bởi số lượng câu hỏi là
rất nhiều. Có những câu hỏi
làm bằng phương pháp trực tiếp nhưng cũng có một số câu hỏi học sinh cần vận dụng
phương pháp giải gián tiếp đó là loại trừ. Có những bài không cần làm ra hết
nhưng qua một vài thao tác nháp có thể loại trừ được một vài phương án, sau đó bằng việc phân tích, vận dụng các kiến thức
liên quan để đi đến đáp án cuối cùng.
Phải hạn chế thói quen
trình bày bài bản xưa cũ và thay vào đó là phải phân tích và xử lý nhanh các
câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Còn các câu hỏi
xử lý tình huống
ở mức độ vận dụng và vận
dụng cao, giáo viên rèn cho học sinh các kĩ năng như: so sánh, tổng
hợp, phân tích đồng thời phải kết hợp phương pháp loại trừ các đáp án sai - đây
là cách an toàn trong xử lý các câu hỏi tình huống để làm các câu hỏi trắc nghiệm
đạt hiệu quả cao nhất, thành công nhất.
Học sao cho đúng cách:
Trước hết người học phải
biết học cho đúng cách, học cách tư duy, phương pháp suy luận chứ không phải là
học theo cách nhớ chi tiết, kiểu đoán mò như vậy rất nhanh quên kiến thức.
Khi làm bài trắc nghiệm học
sinh cần đọc nhanh xong phải đọc kĩ câu dẫn và phân loại, phân nhóm các câu hỏi, xác định
các câu hỏi thuộc nhóm thế mạnh của mình và trả lời được các câu hỏi đó. Nếu câu
hỏi nào không biết chính xác đáp án thì dùng sự phỏng đoán thậm chí vẫn khoanh
kể cả theo sự may mắn của bản thân, đó có thể đúng và là một cơ hội không thể bỏ
qua.
Trong quá trình ôn tập
nên lưu ý thêm việc rút kinh nghiệm từ những lỗi sai của mình để khi làm bài có
thể áp dụng phương án loại trừ.
Trên đây là tổng
hợp các kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm khách quan môn GDCD hiệu quả nhất giúp
các em có phương pháp và tâm lý tự tin để bước vào kỳ thi quan trọng, đặc biệt
là kì thi tốt nghiệp THPT.