1. Các nguyên tắc thiết kế trò chơi dạy học trong dạy học môn Địa lý 12
- Đảm bảo tính mục đích: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi: Sự hấp dẫn, kích thích tính tích cực, tự lập, sáng tạo của học sinh.
- Đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển: Sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, nhằm nâng cao năng lực phát triển trí tuệ của học sinh.
- Đảm bảo tính đa dạng: Tạo cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng vốn hiểu biết thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và khả năng tư duy để giải quyết nhiệm vụ học tập trong những tình huống chơi đa dạng, phong phú.
2. Quy trình thực hiện trò chơi trong dạy học Địa lý 12
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, bút dạ, nam châm, bảng con…)
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi.
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội, cá nhân thắng cuộc.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
3. Minh họa việc thiết kế và sử dụng một số trò chơi trong dạy học môn Địa lý 12
a. Nhóm trò chơi giới thiệu nội dung mới
Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
- Đây là một thể loại trò chơi trí tuệ và vô cùng thú vị. HS sẽ ngạc nhiên và đầy bất ngờ bởi sự kết nối rất chẳng ăn nhập giữa những hình ảnh không mấy liên quan đến nhau, lại có thể cho ra những đáp án thú vị.
- Trò chơi này không chỉ giúp cho HS có những phút giây thư giãn mà còn giúp tăng khả năng tư duy cũng như khả năng tưởng tượng của HS.
- Trò chơi này thường sử dụng cho hoạt động khởi động, mở đầu cho một tiết học. Nhiệm vụ của người chơi là nhìn vào một hình vẽ và liên tưởng đến một từ, cụm từ, một câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, …. Tất cả các thuật ngữ này đều liên quan đến chủ đề mà HS đang tìm hiểu. Từ đó, GV dẫn dắt vào bài mới.
* Cách tiến hành
- Bước 1: Chuẩn bị
+ Tìm kiếm các bức tranh để học sinh đoán (trình chiếu trên máy chiếu)
- Bước 2: Tiến hành
+ GV phổ biến luật chơi
+ GV sẽ đưa ra các bức tranh
+ Hs đoán: ai đoán được nhiều nhất sẽ giành chiến thắng
- Bước 3: Tổng kết, đánh giá
+ Học sinh tổng hợp số đáp án đúng.
+ Khen thưởng
Ví dụ: Khi dạy Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, có thể chơi như sau.
Hình 1: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
b. Nhóm trò chơi lĩnh hội tri thức mới
Trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”
Giáo viên chuẩn bị hai cột kiến thức, trong mỗi cột gồm các mảng kiến thức đã được xáo trộn thứ tự. Học sinh chia thành các nhóm, nhóm nào ghép đúng nội dung kiến thức trong thời gian ngắn nhất sẽ chiến thắng.
Ví dụ
Khi dạy Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo, để ghi nhớ các huyện đảo thuộc tỉnh, thành phố nào của Việt Nam, GV có thể tổ chức trò chơi như sau:
Đề bài:
Đáp án
Hình 2: Trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”
c. Nhóm trò chơi củng cố, ôn tập
Trò chơi “ Hỏi nhanh đáp tài”
- Ø- Là trò chơi phổ biến, dễ thực hiện và học sinh rất hào hứng.
- Ø- Hình thức:
- Theo nhóm hoặc cá nhân
- Là những câu trả lời ngắn
- Các câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ đơn giản chủ yếu là câu nhận biết
- Câu hỏi từ các đoạn phim mà giáo viên cho học sinh xem.
- Ø- Nội dung câu hỏi phổ biến:
- Câu hỏi về địa danh.
- Câuhỏi về số liệu.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị
+ Bảng con
+ Bút viết bảng
Bước 2: Tiến hành
+ Giáo viên quy ước về thời gian, có thể là 5 giây bằng cách đếm số thứ tự. Hết giờ, giáo viên nói tiếng “hết” và học sinh giơ bảng kết quả.
+ Giáo viên đọc câu hỏi, học sinh ghi nhanh đáp án ra bảng con
+ Giáo viên xác nhận kết quả của các nhóm.
+ Giáo viên ghi nhận điểm số của học sinh hoặc học sinh có thể tự ghi nhận điểm số vào một góc bảng của mình.
Bước 3: Tổng kết, đánh giá
+ Học sinh tổng hợp số đáp án đúng.
+ Giáo viên cùng học sinh phân tích các câu mà học sinh trả lời sai.
+ Khen thưởng.
4. Kết quả và một số đề xuất
Sau khi áp dụng một số trò chơi vào quá trình ôn thi, tôi thấy nhiều học sinh đã có hứng thú học tập hơn, bớt áp lực và có kết quả ôn thi cao hơn. Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022, kết quả ôn thi 2 lớp tôi phụ trách( 12C8, 12C10) đạt điểm trung bình 8,15 điểm, có nhiều học sinh đạt trên 9,0 điểm.
Tuy nhiên, việc áp dụng trò chơi khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống. Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
Chính vì vậy, chúng ta cần căn cứ vào nội dung chương trình giảng dạy môn Địa lý 12, sưu tầm và thiết kế các loại trò chơi phù hợp với từng dạng bài, kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác; Cần thường xuyên sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Địa lý nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn thi.