1. Nhạc tính là gì?
-Thơ ca là sự biểu hiện trực tiếp cảm xúc, tình cảm của con người. Cảm xúc biểu lộ mạnh mẽ ở thanh điệu, nhịp điệu của lời nói (ngôn từ). Tính nhạc là đặc thù cơ bản của việc phô diễn tình cảm của thơ ca. Âm thanh và nhịp điệu làm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều từ ngữ không thể nói hết. Nhạc điệu trong thơ thể hiện nhịp vận động của đời sống, của nhịp đập trái tim, bước đi của tình cảm con người. Tất cả làm nên nhạc tính của mọt bài thơ.
Vonte từng nói: “Thơ ca là nhạc của tâm hồn”. Còn Valery “Thơ là sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa”, mỗi từ ngữ trong bài thơ chính là một nốt nhạc âm vang tạo nên bản giao hưởng của tâm hồn .
Nhạc tính trong thơ là nhạc điệu được thi sĩ sáng tạo, lấy chất liệu là tính chất của ngơn từ như nhịp, vần, thanh, thủ pháp nghệ thuật,… Từ khi ra đời, thơ đã gắn liền với âm nhạc, chúng có mối liên hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau. Bởi vậy, thi nhân xưa có câu “Thi trung hữu nhạc” (phương Đơng). Theo tiến trình phát triền, thơ ngày càng độc lập với âm nhạc. Người ta vẫn nhắc đến nhạc trong thơ, nhưng đó là âm nhạc đặc biệt tạo bởi sự trùng điệp của điệp âm, điệp vần, niêm, luật, vần, đối,…. “Ý nghĩa của thơ tạo ra từ những nghĩa có sẵn ở hầu hết các từ, cịn tính nhạc của thơ được tạo ra bằng âm thanh những từ được lựa chọn, sắp đặt cốt sao khn theo những thi điệu có sẵn, bởi vậy, âm thanh và ý nghĩa bị tách rời”. Song, các nhà thơ nhận thấy thế giới nội tâm của mình khơng chỉ biểu hiện bằng mặt ý nghĩa của ngôn từ mà cần phải bộc lộ bằng cả âm thanh của từ ngữ (phương
2. Đặc điểm biểu hiện của nhạc tính trong thơ ca.
– Bài thơ tạo nhạc tính bởi các yếu tố:
+ Thứ nhất là sự kết hợp thể thơ tự do với cách ngắt nhịp tự do phóng túng, không đều, phân bố câu thơ dài ngắn khác nhau, tỉnh lược tối đa về ngôn từ phù hợp với việc biểu hiện dòng chảy cảm xúc của người viết trước những sự kiện cuộc đời.
+ Thứ hai là từ thủ pháp láy từ, điệp cấu trúc cú pháp. Chẳng hạn như: “Tây Ban Nha, áo choàng, tiếng ghi ta, chàng ném…” và sự kết hợp ngẫu hứng của các từ mang tính nhạc “lila lila lila” tạo nhạc tính dồi dào và độc đáo cho bài thơ. Nhạc tính còn biểu hiện ở hình thức mô phỏng âm thanh tiếng đàn ghi ta “lila lila lila”. Chuỗi âm thanh luyến láy “lila lila lila” gợi tiếng vang chùm hợp âm mở đầu ca khúc và chuối “lila lila lila”kết thúc bài thơ như chum hợp âm sau khi bản nhạc đã diễn tấu xong, ca khúc dừng lời. Âm thanh nhạc đệm “lila lila lila” tạo âm hưởng bè trầm trong dàn giao hưởng mà tiếng ghi ta trở thành nhạc đệm.
+ Tính nhạc còn biểu hiện ở dáng dấp ca khúc và lối diễn tấu trong hình thức văn bản không mở đầu, không kết thúc trong hình thức sử dụng dấu câu. Mở đầu là tiếng đàn kết thúc là âm thanh của tiếng đàn ngân nga, vang vọng như 1 giai điệu bất tận, vĩnh hằng. Cách tạo nhạc tính của Thành Thảo trong bài thơ này cũng biểu hiện sự cách tân trong nghệ thuật đương đại của ông- một nổ lực tìm kiếm và thể nghiệm mới của người nghệ sĩ. – Nguyễn Đình Thi quan niệm: “Nhịp điệu (nhạc tính) của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên bổng xuống trầm của tiếng đàn bên tai (…). Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn (…). Đó là nhịp điệu thành hình của những cảm xúc, hình ảnh liên tiếp hòa hợp mà những tiếng và chữ gợi ra như những ngân vang dài, ngay những khoảng lung linh giữa chữ, những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động”.
Maiacốpxki cho rằng: “Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, là năng lượng của câu thơ”… Vậy thì có thể hiểu một cách đơn giản nhịp điệu như là sự rung động tâm hồn, là mạch cảm xúc được thể hiện ngoài lớp vỏ ngôn từ, tạo tác động, ấn tượng lên tâm thức người tiếp cận tác phẩm để thực hiện chức năng thông tin thẩm mỹ. Nói nhịp điệu trong thơ là sự chia cắt dòng âm thanh, sự phân đoạn câu thơ, dòng thơ giúp người đọc cảm thụ một cách trực tiếp. Mở rộng ra thì nhịp điệu trong thơ là một khái niệm chỉ một đơn vị ngôn ngữ nằm bên trong bản thân kiến trúc ngôn từ và qui định kiểu kiến trúc ấy, được khu biệt về quy tắc tổ chức âm thanh, là nhân tố vận động cả ở phương diện ngữ nghĩa và âm thanh. Nhịp điệu thay đổi tạo nên cảm giác lời thơ vận động nghệ thuật theo quy luật chủ quan của chủ thể sáng tác đồng thời tác động đến tâm lý tình cảm của chủ thể tiếp cận theo chức năng thông tin thẩm mỹ.
3. Vai trò và chức năng của nhạc tính trong thơ.
Nếu không có nhịp điệu (nhạc tính), sẽ khó có sự nhận thức đúng, về nội dung ý nghĩa của chuỗi âm thanh, chuỗi ngôn từ phát ra trong thời gian dài. Mạch cảm xúc có thể vô tận trong đời thơ của nhà nghệ sĩ nhưng lại có giới hạn trong bài thơ. Người ta không thể đọc bài thơ liên tục từ những từ ngữ đầu tiên đến kết thúc mà không ngừng nghỉ. Nhịp điệu gắn liền với chỗ ngừng, chỗ ngắt được phân bố hợp lý theo mạch cảm xúc để diễn đạt nội dung thẩm mỹ.
Nhạc tính trong thơ được quy định qui ước chung của thể loại, song mặt khác lại tự vận động theo mạch cảm xúc riêng tạo nét chấm phá trong ý thơ. Ví dụ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, câu thơ thát ngôn bát cú Đường luật thường ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3, thế nhưng nếu tuân thủ lối nhịp điệu truyền thống ấy thì câu thơ thứ nhất sẽ hạn chế về nét nghĩa, về tứ thơ mà chỉ giữ chức năng thông tin về sự hội ngộ. Trong câu “Đã bấy lâu/nay bác tới nhà”, “lâu nay” không còn là một từ ghép đẳng lập thông thường nữa mà được tách thành hai khái niệm chỉ thời gian. “Lâu” là quá khứ, là niềm mong đợi thiết tha, “nay” là hiện tại, là niềm vui mừng khôn xiết trong cuộc hội ngộ đầy bất ngờ tạo. Nhịp thơ chuyển sang ¾ đầy sáng tạo. Nhịp 4 “nay bác tới nhà” như tiếng reo vang vừa hồ hởi, vừa thú vị. Hình thái nhịp điệu hiện thực hoá cấu trúc ý thơ, tứ thơ, tạo nên nhạc điệu. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bài thơ trong âm hưởng tự nhiên của nó đã tạo nên nhạc điệu.
Trong bài thơ Ngậm ngùi của Huy Cận, chỉ đọc mấy câu thơ, người đọc chừng như nghe được tiết tấu nhặt khoan, giai điệu trầm bổng du dương :
“Cây dài bóng xế ngẩn ngơ
Hồn em đã chín mấy mùa thương đau ?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi …”
(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, trang 131).
Hay đến với Phạm Thiên Thư trong Ngày xưa Hoàng Thị, những câu thơ bốn chữ như nhịp guốc ai vang vọng, nhẹ nhàng sâu lắng, như tiếng nhạc giữa đường chiều:
“Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn
Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối”
(Phạm Thiên Thư)
Nhà thơ P.Êluya nói: “Thơ ca trước tiên là ngôn ngữ cất thành tiếng hát… ngôn ngữ hát lên, ở nó tràn đầy hi vọng, ngay cả khi nó hát những điều thất vọng”. Đó chính là tính nhạc trong thơ ca.
Theo Trần Thiện Khanh trong Nguyên lý cấu trúc của thơ cho rằng: “Nhịp điệu trở thành ngôn ngữ đặc biệt của thơ, nó biểu hiện được bao ý tình mà từ ngữ không thể nói hết được. Nhịp điệu – một khi được cảm xúc hoá, cá tính hoá sẽ mài sắc cảm nhận, cảm giác của người đọc. Đọc bài thơ giàu tính nhạc, người đọc như được sống trong cảm giác mới mà trước đó chưa từng biết”. Cảm nhận được nhịp điệu của thơ sẽ tạo nên sự khám phá mới, thú vị. Nhạc tính trong thơ làm tăng thông tin thẩm mỹ của bài thơ.
Nhạc tính của thơ bao hàm các yếu tố giai điệu (trầm – bổng), tiết tấu (mau – thưa), nhạc điệu (tính nhạc của thơ), ngắt trong câu, dấu câu, ngừng hết câu, dòng thơ, nhấn (từ láy, vần, từ Hán -Việt, điệp từ, từ địa phương …). Nhạc tính trong tác phẩm có thể được xem như một dạng từ đa nghĩa, một dạng từ đặc biệt không tồn tại trên cơ sở vỏ vật chất của từ ngữ, không tồn tại trong lớp vỏ âm thanh mà vẫn có nghĩa. Đặc biệt là lớp nghĩa tồn tại trong tư duy, trong cảm thức của người tiếp cận văn bản và mang giá trị biểu cảm sâu sắc.
Nhạc tính trong câu thơ là khoảng lặng không lời mà lại diễn đạt nhiều cảm xúc. Nhạc tính không chỉ tách ý tách nghĩa mà còn thể hiện thế giới nội tâm của nhà thơ, thể hiện những cảm xúc được dấu kín, dè nén, mà không thể tìm thấy trong ngôn từ, trong âm thanh.
Trong tập thơ Việt Bắc, Tố Hữu có viết:
“Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Cách ngắt nhịp 3/3 – 3/5 phá vỡ giai điệu truyền thống 2/2/2 – 4/4 nhẹ nhàng êm ái quen thuộc trong lục bát để tạo nên một nét nhấn, một phá cách độc đáo thể hiện sự dằn xé, day dứt trong nội tâm người đi và kẻ ở trong cuộc chia ly, càng tô thêm nỗi da diết luyến lưu để thể hiện tình cảm sâu lắng, khắng khít của người lính cụ Hồ với đồng bào dân tộc trong những ngày tháng bên nhau nơi chiến trường Việt Bắc. Đó là những cung bậc tình cảm không mô tả bắng lời, và chính người tiếp cận phải có một khả năng tư duy văn học mới cảm nhận được dụng ý người viết.
Nhịp thơ không chỉ là yếu tố bên ngoài, một yếu tố của hình thức cụ thể cảm tính mà còn là yếu tố bên trong tạo hình thức bài thơ. Nhạc tính nằm bên trong bản thân kiến trúc ngôn từ và qui định kiểu kiến trúc ấy. Khám phá khoảng không vô hình tạo ra nhịp thơ đòi hỏi khả năng cảm thụ của người đọc. Bởi lẽ không khéo lại rơi vào trạng thái “thấy cây mà không thấy rừng” hoặc sẽ lạc vào “mê cung” của ngôn từ mà không cảm nhận được giá trị thẩm mỹ của thơ ca