TÍCH CỰC ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường THPT Bạch Đằng, Trong năm học 2021- 2022 vừa qua, nhóm chuyên môn Ngữ Văn trường THPT Bạch Đằng đã rất tích cực trong việc thực hiện xây dựng bài lên lớp theo hướng nghiên cứu bài học ở cả 3 khối 10-11-12. Đây là công việc thực hiện thường xuyên trong năm nên việc đổi mới hình thức sinh hoạt CM theo hướng nghiên cứu bài học là vô cùng cần thiết. Theo chỉ đạo của BGH nhà trường và chuyên viên Ngữ Văn, nhóm văn đã thực hiện quy trình nghiên cứu bài học theo các bước sau:
Bước 1. Xây dựng bài học minh họa
- Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa, giáo viên dạy minh họa; thời điểm, địa điểm, lớp học thực hiện và xây dựng kế hoạch bài học minh họa.
- Việc thảo luận xây dựng bài học minh họa tập trung một số nội dung sau :Xác định mục tiêu: kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất nào cần đạt? Sử dụng phương tiện dạy học thế nào thích hợp nhất ? Cách giới thiệu bài học như thế nào tạo hứng thú cho HS? Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào? Dự kiến tổ chức hình thức hoạt động dạy học , phương pháp nào nào đạt hiệu quả ? Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp ? Đánh giá học sinh bằng hình thức nào ? Dự kiến cách suy nghĩ, khả năng tiếp nhận của HS vào bài học, các tình huống dạy học xảy ra, dự kiến cách kết thúc bài học, vv…
Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, trên cơ sở các ý kiến góp ý của tổ CM, GV hoàn thiện giáo án dạy minh họa và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho tiết dạy.
Bước 2. Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ
- Trên cơ sở bài học minh họa đã được xây dựng, giáo viên thực hiện dạy học để tổ chuyên môn dự giờ, phân tích bài học. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
- GV dạy minh hoạ có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, thời lượng, đồ dùng dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học, đánh giá quá trình học tập của học sinh,... cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Người dự giờ quan sát biểu hiện qua nét mặt, thái độ hành vi tâm lí của HS, mối quan hệ tương tác giữa học sinh – giáo viên, học sinh – học sinh và ghi chép diễn biến hoạt động theo các yêu cầu về: Chuyển giao nhiệm vụ học tập; Thực hiện nhiệm vụ học tập; Trình bày kết quả và thảo luận; Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Người dự giờ luôn phải đặt câu hỏi cho mình: Học sinh học được gì? Học sinh có hứng thú không? Vì sao có? Vì sao không? Học sinh có biểu hiện như thế nào? Hoạt động nhóm có thực sự đảm bảo cơ hội cho học sinh tham gia? Có học sinh nào bị bỏ quên không? Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?vv...
Bước 3. Phân tích bài học
- Tạo điều kiện cho GV dạy minh họa chia sẻ cảm nhận, bày tỏ những điều tâm đắc, hoặc những điều chưa hài lòng về tiết dạy.
- GV tập trung nội dung phân tích, thảo luận: Học sinh có hiểu rõ nhiệm vụ, chủ động trong các hoạt động học tập hay không? Học sinh có tự tin, tích cực tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình học tập? Học sinh được tiếp cận các câu hỏi/bài tập có tính phân hóa, kích thích tư duy, tích cực hóa hoạt động học tập hay không? Học sinh có tự tin, mạnh dạn trình bày kết quả thảo luận hay không ? Học sinh có tham gia nhận xét đánh giá lẫn nhau trong giờ học về những sai sót về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi?
Học sinh có hiểu về kiến thức, có kỹ năng và có thái độ tích cực sau bài học/ giờ học hay không? Học sinh có vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào tình huống cụ thể, biết liên hệ kiến thức đã học vào thực tế? Những năng lực, phẩm chất của học sinh cần đạt hướng tới mục tiêu bài học?
Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày
Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án/bài soạn) và tổ chức dạy học phù hợp.
Thực hiện theo đúng quy trình như trên, các giờ lên lớp được áp dụng đổi mới các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực của học sinh như kĩ thuật nhập vai, kĩ thuật phòng tranh, sử dụng sơ đồ tư duy, phương pháp dự án, thảo luận cặp đôi. Rất nhiều năng lực học sinh đã được phát huy trong các giờ học như năng lực sáng tạo, vẽ tranh, nhập vai, thuyết trình, hát,…… các giờ học đều diễn ra vô cùng sôi nổi và hào hứng. Sau mỗi bài học được nghiên cứu nhóm đều rút được rất nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng dạy học các bài học khác để nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy mà chất lượng dạy và học của môn Ngữ Văn trường THPT Bạch Đằng trong những năm gần đây được cải thiện đáng kể. Sau đây là một số hình ảnh về các giờ học lên lớp theo hướng nghiên cứu bài học: