SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT BẠCH ĐẰNG
Tổ CM: Lý- Hóa- Sinh
|
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2023 - 2024
|
I. Các căn cứ xây dựng kế hoạch:
Căn cứ Công văn 2598 ngày 19 tháng 8 năm 2023 của Sở GD&ĐT Hải Phòng về việc hướng dẫn chuẩn bị năm học mới và tổ chức khai giảng năm học mới 2023-2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên thành phố Hải Phòng; Căn cứ Thực hiện lịch chỉ đạo thực hiên chương trình GD trung học năm học 2023- 2024 của Sở GD&ĐT Hải Phòng.
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023-2024 và lịch chỉ đạo hoạt động CM của trường THPT Bạch Đằng. Căn cứ kết quả đạt được của tổ chuyên môn năm học 2022-2023 và nhiệm vụ của Tổ CM được quy định tại Điều lệ trường trung học. Để thực hiện thành công các chỉ tiêu chất lượng giáo dục năm 2023 - 2024 đã đề ra trong bản kế hoạch phương hướng, nhiệm vụ năm học, Tổ trưởng CM xây dựng kế hoạch hoạt động với các nội dung sau:
II. Đặc điểm tình hình:
1. Nhà trường:
a) Điểm mạnh và điểm yếu:
Năm học 2023-2024 là năm học thứ 10 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đổi mới Giáo dục- Đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29( Nghị quyết TW8- Khóa XI), Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" gắn với việc thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện của từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục.
Năm học 2023 - 2024 nhà trường có 35 lớp với 1584 học sinh, cụ thể:
+ Khối 10: 12 lớp với 546 học sinh
+ Khối 11: 12 lớp với 551 học sinh
+ Khối 12: 11 lớp với 487 học sinh
Đội ngũ GV nhà trường có tổng số 69 CB-GV-NV-LĐ, trong đó: BGH 03; GV: 69 (Biên chế: 67); Nhân viên Văn phòng: 09 (Biên chế: 05, hợp đồng: 04);Hợp đồng công việc, thỉnh giảng và thời vụ: 02 người.
Trình độ đào tạo: 100% đạt chuẩn, CB-GV trên chuẩn 20đ/c (thạc sĩ).
Ban giám hiệu có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo công việc rõ ràng, quan tâm đến mức độ hoàn thành từng nội dung, chia sẻ khó khăn với cấp dưới, động viên để hoàn thành tốt tất cả nhiệm vụ giáo dục.Đa số đội ngũ GV trẻ nhiệt tình, năng động, có chí tiến thủ, tuy nhiên kinh nghiệm còn hạn chế, số lượng giáo viên cốt cán bộ môn không nhiều, một bộ phận không có chí tiến thủ, không nhiệt tình trong công việc còn đứng ngoài cuộc . Học sinh ngoan ngoãn, chăm học, có ý thức vươn lên, do kinh tế phát triển có nhiều cơ hội tiếp cận phương tiện thông tin hiện đại thuận lợi trong việc khai thác thông tin phục vụ nhu cầu học tập đáp ứng mục tiêu giáo dục theo hướng phát triển năng lực của học sinh hiện nay. Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư nâng cấp rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của nhà trường.
Còn bộ phận nhỏ gia đình học sinh thiếu sự giám sát, quản lí quá trình học tập của con xuất hiện hiện tượng ham chơi, sa ngã, chán học dẫn đến bỏ học dở dang...Cơ sở vật chất nhà trường mặc dù đã được đầu tư nâng cấp song vẫn còn thiếu thốn, chưa đồng bộ gây trở ngại đến việc học tập của học sinh và dạy học của nhà trường.
b) Cơ hội và thách thức:
Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" tạo cơ hội cho GV tiếp cận với chương trình SGK mới, các phương pháp dạy học hay để thực hiện được mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, cả vật chất thì mới đáp ứng được mục tiêu của toàn ngành.
2. Tổ chuyên môn:
a) Thuận lợi:
- Về đội ngũ: Tổ có 15 giáo viên, 100% đạt chuẩn, trên chuẩn 4 giáo viên. Tập thể có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, sáng tạo trong công tác chuyên môn cũng như các hoạt động tập thể. Nghiêm túc trong chuyên môn, năng lực chuyên môn vững vàng. Hăng say bồi dưỡng học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ ...
- Về học sinh: Trong nhiều năm trở lại đây, điểm đầu vào nhà trường tăng ổn định nên chất lượng đại trà nói chung, cũng như chất lượng từng bộ môn cũng được cải tiến rõ rệt; chất lượng mũi nhọn ngày càng tăng.
-Về cơ sở vật chất: Được đầu tư và nâng cấp rất nhiều tạo điều kiện cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh
b) Khó khăn:
- Về đội ngũ: Trong tổ có 4 nhóm bộ môn, việc xây dựng kế hoạch hoạt động, chỉ đạo hoạt động có nhiều khó khăn.Giáo viên nữ chiếm 12 đ/c lo lắng nhiều cho gia đình chăm sóc con cho nên ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, thời gian tham gia công tác kiểm nhiệm và chất lượng công việc. Một bộ phận giáo viên trong tổ chưa nhận thức đúng vị trí và vai trò của nghề nghiệp đối với bản thân cho nên còn chưa tích cực đổi mới phương pháp dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và thành tích thi đua.
- Về học sinh: Một bộ phận phụ huynh HS chưa nhận thức đúng vai trò của gia đình trong giáo dục, chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con em mình dẫn đến học sinh nghỉ học tự do tuỳ tiện. Một lực lượng lớn HS chưa nhận thức đúng vai trò của môn học coi là môn phụ dẫn đến việc đầu tư về thời gian, tìm tòi tài liệu, kiến thức liên quan đến môn học còn hạn chế.
c) Thành tích nổi bật trong năm học 2023-2024:
- HS đỗ tốt nghiệp 100%
- Cả 3 bộ môn đều vượt mặt bằng thành phố và được xếp thứ hạng cao của thành phố: Hóa- xếp thứ 4 thành phố, môn Lý- xếp thứ 8 thành phố, môn Sinh- thứ 18.
- Số HSG TP nhiều: Môn Lý- 1 nhì, 2 ba, 1 KK; Môn Hóa- 1 nhất, 3 ba, 3KK; Môn Sinh- 1 nhì, 1 ba, 1 KK
- Cuộc thi KHKT- 1 nhì
- Cuộc thi KHTN- 1 ba, 1 KK
- Cuộc thi STEM đạt giải A
- Bằng khen của Bộ 01 đồng chí( đc Bình)
- Bằng khen của Thành phố 01 đồng chí( Vân)
- CSTĐ CS: 03 đc( Bình, Thành, Vân)
- LĐTT 100%
- Lớp XS: 02( đc Thành, Hà)
- Giới thiệu 01 quần chúng( Quần chúng Vân) kết nạp Đảng
- Tổ CM- CĐ: Xuất sắc
d) Tồn tại, hạn chế:
- Cuộc thi KHKT và STEM còn hạn chế về số lượng..
III. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm học:
1. Nhiệm vụ:
a. Phân công chuyên môn của tổ:
STT
|
Tên giáo viên
|
Môn
|
Lớp dạy
|
Kiêm nhiệm
|
1
|
Nguyễn Thị Phương
|
CN
|
CN A7,8,B7,8
|
TTCM, CN10A7
|
2
|
Nguyễn Thị Bình
|
Sinh
|
C1,3,5,6,10,11,B1
|
CNC1
|
3
|
Trần Thị Nhâm
|
Sinh
|
C2,4,7,8,9,A1,3
|
CNA3
|
4
|
Đào Thị Quyết
|
Sinh
|
B2,3,4,9,10,A2,4
|
|
5
|
Dương Mạnh Toản
|
Hóa
|
B2,8,A3,5,9
|
|
6
|
Hoàng Thị Chắc
|
Hóa
|
B3,5,6,A2
|
CNB3
|
7
|
Nguyễn Thị Thu Hà
|
Hóa
|
A4,6,7,C4,9,10
|
CNA4
|
8
|
Vũ Thị Lan Hương
|
Hóa
|
C5,6,7,8,11
|
|
9
|
Đoàn Văn Thành
|
Hóa
|
A1,8,C1,3
|
CNA1
|
10
|
Đoàn Thị Tiệp
|
Hóa
|
B1,4,7,9,C2
|
CNB7
|
11
|
Lâm Thị Suất
|
Lý
|
A2,11,C2,4
|
CNA2
|
12
|
Mai Thị Hải Vân
|
Lý
|
A1,3
|
BTĐ
|
13
|
Nguyễn Hữu Thành
|
Lý
|
A4,10,12,B1,4,10,12
|
|
14
|
Trần Thị Lý
|
Lý
|
C3,5,8,9,10,11,B3
|
|
15
|
Lại Thị Thu Huyền
|
Lý
|
B2,11,C1,6,7
|
CNB2
|
b. Các nhiệm vụ khác:
- Đc Phương: Bí thư CB2.
- Đc Thành UVBCHCĐ
- Đc Vân Bí thư Đoàn trường
2. Giải pháp thực hiện kế hoạch năm học:
2.1. Công tác chính trị tư tưởng và phẩm chất đạo đức.
-Tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “ Mỗi thầy cố giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào "Dạy tốt- học tốt".Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động " Hai không".
-Tăng cường, giữ gìn đoàn kết nội bộ, lối sống lành mạnh nâng cao tính tổ chức, kỉ luật, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của người giáo viên, luôn làtấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tiếp xúc với phụ huynh một cách cởi mở, chân thành, để lại ấn tượng tốt đẹp với mọi người.
- Mỗi giáo viên trong tổ phải thực hiện tốt nhiệm vụ của công dân, yêu nghề, tận tụy với nghề. Khắc phục những khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia các hoạt động của các đoàn thể.
-Tác phong làm việc, hành vi ngôn ngữ, ứng xử, trang phục....Thực hiện theo quy định của cơ quan, không phát ngôn tùy tiện thiếu tinh thần xây dựng, không vi phạm những điều cấm đối với nhà giáo.
2.2 Thực hiện kế hoạch dạy và học:
2.2.1. Thực hiện nghiêm túc chương trình, Thời khóa biểu:
a) Các bộ môn thực hiện nghiêm túc theo phân phối chương trình của Sở GD&ĐT và kế hoạch chuyên môn của BGH. Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch theo khung thời gian 35 tuần thực học, trong đó: Học kì I 18 tuần, học kì II 17 tuần. Thực hiện nghiêm túc TKB chính khóa, TKB học thêm. Đối với các bài dạy có nhiều tiết, việc phân tiết, ngắt nội dung phải được thống nhất trong tổ, nhóm chuyên môn; Tuyệt đối không được dạy dồn, cắt xén chương trình; Giáo viên phải thực hiện công khai kế hoạch dạy học hàng tuần và được nhóm trưởng hoặc tổ trưởng hoặc BGH phụ trách duyệt hàng tuần trên phần mềm qlcm. Tổ CM có kế hoạch phân công dạy thay cho GV khi có giấy phép và được BGH chấp nhận.
b) Tổ chức thực hiện việc rà soát phát hiện những bất cập của chương trình hiện hành lớp 12, đề xuất phương án điều chỉnh với BGH, từ đó BGH xem xét đề nghị Sở GD&ĐT thẩm định, duyệt cho phép thực hiện vào năm học 2023-2024. Tổ, Nhóm chuyên môn phải xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh theo hướng tinh giản để tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng học tập của học sinh, bố trí đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
c) Các Nhóm chuyên môn tích cực xây dựng các chủ đề dạy học đối với mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, E-learning, STEM, mỗi môn phải xây dựng được 3 chủ đề dạy học trong 1 học kỳ.Các chủ đề phải được xây dựng kế hoạch dạy học theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; đặc biệt chú trọng lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, pháp luật…; tăng cường các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kế hoạch của Nhóm chuyên môn và giáo viên phải được Tổ trưởng hoặc tổ phó hoặc nhóm trưởng phê duyệt trước khi thực hiện cụ thể Đ/c Phương TT: Nhóm Sinh, CN, Đ/c Toản : Nhóm Hóa, Đ/c Suất: Nhóm Lý.
d) Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục Hướng nghiệp, nhằm phân luồng học sinh. Chất lượng giáo dục nghề phổ thông thực hiện theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Tổ chức phong phú các hình thức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Ban giám hiệu tăng cường quản lý, kiểm tra đội ngũ GVCN trong việc tổ chức các hoạt động GDHN và giáo viên dạy nghề, dự giờ tiết dạy, kiểm tra thực hiện kế hoạch, hồ sơ của giáo viên và học sinh.
e) Thực hiện dạy học tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục địa phương, giáo dục phòng chống tham nhũng với tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Hướng dẫn và tổ chức tham quan, học tập thông qua tham quan di sản hoặc thực tế tại các cơ sở sản xuất,…
f) Tổ chức thực hiện các hoạt động GDNGLL K12; hoạt động văn hóa - văn nghệ, trò chơi dân gian và các Hội thi năng khiếu về văn nghệ, TDTT, Hội thi ATGT-AN trường học.
g) Tổ CM có kế hoạch phân công dạy thay cho GV khi có giấy phép và được BGH chấp nhận.
2.2.2. Duy trì nề nếp soạn, giảng, chấm, chữa trả bài:
- Giáo viên phải soạn bài đầy đủ theo phân phối chương trình trước khi tiến hành tiết dạy ít nhất 1 tuần, bài soạn phải soạn theo đúng cấu trúc hướng dẫn của Sở GD&ĐT; Kế hoạch bài dạy phải được duyệt xác nhận của Tổ trưởng chuyên môn hoặc Trưởng bộ môn.
- Bài soạn phải xác định được mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng với từng đối tượng học sinh, thể hiện được sự đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, thể hiện rõ trọng tâm bài dạy, làm rõ được việc tổ chức giờ dạy, hoạt động của thầy và của trò, phải thực sự là một bản kế hoạch dạy học đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục và giáo dưỡng.
2.3. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá:
2.3.1. Đổi mới phương pháp dạy học:
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp dạy học sâu rộng hơn, triệt để hơn ở tất cả các môn; thực hiện các nhiệm vụ đổi mới phương pháp cụ thể như sau:
- Thường xuyên cập nhật thông tin đổi mới về phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Vận dung linh hoạt các phương pháp dạy học mới như khăn trải bàn, bàn tay nặn bột, sơ đồ tư duy, nêu vấn đề, bể cá, phương pháp thực hành trong các môn học…; tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài dạy…
- Tổ chức dạy học phân hoá theo hướng phát triển năng lực học sinh và dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục THPT. Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; tổ chức tốt phương pháp làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và giải pháp khắc phục.
- Tổ chức Hội thảo chuyên đề các Nhóm chuyên môn cần tập trung vào công tác nghiên cứu, giải quyết các vấn đề khó, bài khó và việc ra đề thi, đề kiểm tra chung
- Giáo viên hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập; Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc.
- Tăng cường dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm. Trong dự giờ cần bám sát phiếu dự giờ của Sở GD&ĐT đảm bảo việc đánh giá giờ dạy của giáo viên khách quan, góp ý, xây dựng cho đồng nghiệp chân tình, có tác dụng thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy; Đối với các tiết giảng dạy theo hướng nghiên cứu bài học không đánh giá cho điểm giáo viên mà chú trọng rút kinh nghiệm góp ý để nâng cao tay nghề.
- Động viên học sinh tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, giáo dục STEM.
- Tham gia Hội thi GVCN giỏi, GV dạy giỏi cơ sở, tiến tới dự thi giáo viên Giỏi thành phố.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh có cơ hội chia sẻ những hiểu biết về cuộc sống và nâng cao hiệu quả học tập.
- Đổi mới hình thức tổ chức Dạy thêm - Học thêm môn Sinh nhằm nâng cao chất lượng.
2.3.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá:
- Triển khai học tập và nắm vững Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh vào đầu năm học.
- Nâng cao chất lượng bài kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ với việc kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với TNKQ có nhiều lựa chọn. Xây dựng ma trận đề đối với đề kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng; ma trận đề phải đảm bảo thể hiện được các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; tăng cường đề xuất các câu hỏi, bài tập nhằm phát triển năng lực học sinh. Đề kiểm tra có đủ đáp án, biểu điểm. Khi chấm bài phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh và chú trọng đánh giá quá trình của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; Trả bài KT theo quy định: bài 15 phút: 7 ngày; bài 45’ trở lên: 10 ngày.
- Đảm bảo kĩ thuật, kĩ năng ra đề theo CV số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT, đáp án và hướng dẫn chấm bài, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông và Theo công văn số 1369/SGD ĐT-GDTrH. Đổi mới công tác ra đề theo định hướng hình thành, phát triển năng lực học sinh, tăng cường khả năng thông hiểu, vận dụng và đảm bảo mức độ nhận biết cho học sinh.
- Đối với môn Sinh, CN, TD, QP cần nâng cao chất lượng kiểm tra thực hành. Đặc biệt ở các chủ đề có ứng dụng thực tiễn, bài kiểm tra cần có bài tập ứng dụng để tạo mối liên hệ giữa kiến thức và cuộc sống.
- Giáo viên cần chú trọng đánh giá thường xuyên đối với mọi học sinh, đánh giá qua các hoạt động trên lớp, đánh giá qua vở học tập, đánh gia qua việc tổ chức các hoạt động, báo cáo dự án, báo cáo nghiên cứu khoa học, báo cáo kết quả thí nghiệm, thực hành của học sinh..Giáo viên chủ nhiệm kết hợp GV GDCD nhận xét hạnh kiểm của học sinh sau mỗi học kỳ, năm học. Giáo viên CN ghi nội dung nhận xét cuối năm học ở phần dành cho nhận xét của giáo viên chủ nhiệm trong học bạ.
- Quản lý nền nếp chuyên cần học sinh báo cáo chất lượng 2 mặt giáo dục theo học kỳ và năm học.
2.4. Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và thực hành thí nghiệm:
- Giáo viên lên lớp phải sử dụng triệt để ĐDDH để nâng cao hiệu quả giờ dạy trên lớp. Các tiết có sử dụng ĐDDH phải báo giảng đầy đủ trên sổ báo giảng, ghi rõ tên thiết bị sử dụng và đăng ký sử dụng với nhân viên thiết bị.
- Các giờ thực hành - thí nghiệm giáo viên phải đăng ký trước 01 ngày với bộ phận NV phụ tá thí nghiệm để sắp xếp lịch và chuẩn bị dụng cụ thí nghiệp.
- Trong quá trình tiến hành thực hành, thí nghiệm hoặc sử dụng ĐDDH, giáo viên có trách nhiệm bảo quản trang thiết bị, ĐDDH. Nếu có hỏng hoặc sự cố phải báo cho bộ phận quản lý đồ dùng dạy học để kịp thời xử lý.
2.5. Thi Giáo viên giỏi các cấp:
+ Đầu năm tổ, nhóm CM rà soát, lên danh sách GV tham gia thi GV dạy giỏi cấp cơ sở tiến tới tham gia thi GVG các cấp. Có trường hợp sẽ động viên đ/c GV trong tổ mạnh dạn tham gia thi GVG cấp cơ sở, tiến tới dự thi GVG cụm và thành phố.
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, chọn bài, soạn giáo án, công tác chuẩn bị cho từng đồng chí tham gia thi.
+ Rút kinh nghiệm sau đợt thi cho từng GV tham gia và cho những đồng chí kế cận sang năm.
2.6. Quản lí nề nếp học tập của học sinh:
- GVCN kết hợp với các lực lượng giáo dục khác tăng cường theo dõi và phối hợp quản lí tốt nền nếp chuyên cần học tập của học sinh.
- Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cho học sinh các lớp học tập nội quy học sinh, hướng dẫn học sinh thực hiện nghiêm túc nền nếp học tập, trang phục, đầu tóc,…
- Hàng tháng đánh giá, nhận xét và xếp loại đạo đức cho các học sinh trong sổ chủ nhiệm.
2.7. Công tác chủ nhiệm lớp:
GVCN tăng cường công tác giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, tích cực quan tâm đến lớp thông qua cac hình thức: ban cán sự lớp, ban cán sự môn học, điều tra ngầm, GVBM, PHHS, Đoàn thanh niên, BGH... từ đó phân hóa đối tượng học sinh và có biện pháp giáo dục kịp thời, hợp lí, thực hiện đúng qui chế đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 58/2012/BGD-ĐT. Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo yêu cầu.
Tăng cường hơn nữa vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giám sát thực hiện nền nếp, nội qui của học sinh và tổ chức các hoạt động GDNGLL, Hướng nghiệp cho học sinh
Thực hiện thu - nộp các khoản thu nghiêm túc, đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ với bộ phận tài vụ nhà trường.
Tăng cường phối kết hợp giữa GVBM và GVCN để đánh giá, xếp loại HS.Tếp tục tham gia nguồn học liệu mở của nhà trường.
Tăng cường quản lý học tập của HS: GVBM, GVCN tăng cường theo dõi, quản lý nề nếp học tập cũng như chuyên cần đối với HS, báo cáo kịp thời với BGH các hiện tượng xảy ra tránh để HS nghỉ học nhiều không rõ lý do, bỏ tiết, trốn tiết, quan tâm và có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng.
Phối hợp với CMHS, BGH, ĐTN, hệ thống điểm danh vân tay để nắm bắt và báo cáo kịp thời tình hình nền nếp, học tập của HS qua từng tuần, tháng, học kỳ và năm học.
2.8. Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn:
a. Bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Lựa chọn học sinh giỏi khối 10 và khối 11 qua kỳ thi chọn học sinh giỏi Cấp trường vào đầu HKII, từ đó chọn đội tuyển dự thi HSG TP.
- Lựa chọn GV có kinh nghiệm, nhiệt tình, tâm huyết với nghề tham gia bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch có báo cáo hiệu quả với cấp trên. Chú trọng giờ dạy chính khóa, tăng cường việc ôn luyện, hướng dẫn học sinh tự học. Theo dõi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thành phố.
- Bổ sung cơ chế khen thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
b. Phụ đạo học sinh yếu kém:
- Trong quá trình giảng dạy các lớp, GVBM có trách nhiệm phân loại học sinh từ đó có phương há phù hợp để phụ đạo.
c. Ôn thi học sinh đại học:
- Lựa chọn GV có kinh nghiệm, nhiệt tình, tâm huyết với nghề tham gia bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch có báo cáo hiệu quả với cấp trên. Chú trọng giờ dạy chính khóa, tăng cường việc ôn luyện, hướng dẫn học sinh tự học.
2.9. Tổ chức rà soát “Chương trình nhà trường”:
Các Nhóm chuyên môn rà soát nội dung, chương trình và SGK, phát hiện những bất cập, đề xuất phương án điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đảm bảo các yêu cầu: Nâng cao kết quả thực hiện mục tiêu CT GDPT hiện hành; Đảm bảo tính logic của mạch kiến thức, thống nhất giữa các môn và các HĐ giáo dục; Đảm bảo thời lượng môn học bằng thời lượng quy định hiện hành của môn học đó; Đảm bảo tính khả thi cao.
2.10. Các phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt:
+ Đợt I: Từ ngày 04/09/2023 đến ngày 20/11/2023. + Đợt II: Từ ngày 21/11/2023 đến ngày 31/12/2023
+ Đợt III: Từ ngày 02/01/2024 đến ngày 26/03/2024 + Đợt IV: Từ ngày 27/03/2024 đến ngày 31/05/2024
2.11. Nâng cao chất lượng đội ngũ:
- Tiếp tục thực hiện các Quy định đối với đạo đức nhà giáo trong cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Kiểm tra thường xuyên giáo viên thực hiện dạy thêm theo đúng quy định.
- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên; đổi mới hình thức, nội dung và phương pháp bồi dưỡng, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
- Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn thường xuyên của mỗigiáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá thông qua tích cực tham gia hội thi GV dạy giỏi các cấp, tăng cường dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm theo hướng NCBH, đi học để nâng cao trình độ, tất cả GV trong tổ phải coi tự học, tự bồi dưỡng là biện pháp chính để nâng cao trình độ chuyên môn, bám sát kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch, xây dựng chuyên đề đăng kí hoặc tổ phân công.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học với các nội dung: Sinh hoạt Tổ, Nhóm chuyên môn về đổi mới PPGH&KTĐG; Tổ chức quản lý các hoạt động chuyên môn qua mạng Internet thông qua việc xây dựng các tổ/nhóm nghiên cứu, học tập và chia sẻ thông tin môn học trên mạng internet thông qua mô hình trường học kết nối…
- Tham mưu công tác phân công giáo viên giảng dạy dựa trên năng lực, sở trường, kết quả, thành tích và nâng cao năng lực chuyên môn; bố trí sắp xếp số lượng, chất lượng, hợp lý về cơ cấu giáo viên cho các môn học, nhất là các môn Thể dục, Giáo dục quốc phòng.
- Tăng cường sự phối hợp công tác một cách chặt chẽ
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý điểm trên sổ điện tử.
2.12. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn:
- Đảm bảo sinh hoạt hành chính: Thời gian, thời lượng sinh hoạt tổ , nhóm CM
+ Tổ CM: 1 lần/tháng, nhóm CM: 2 lần/tháng theo quy định có thể nhiều hơn trong trường hợp cần thiết: Thi GVG các cấp, tổ chức hội thảo theo chủ đề.
- Tiếp tục đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo chủ đề như nghiên cứu bài học, dạy bài khó, phổ biến kinh nghiệm và rút kinh nghiệm hàng tháng, tổ chức ngoại khóa chuyên sâu, ngoại khóa các chủ đề tích hợp liên môn, E- learning, STEM, học tập trải nghiệm...
+ Nội dung các buổi sinh hoạt tổ, nhóm theo văn bản chỉ đạo của cấp trên và phải được ghi rõ trong sổ nghị quyết.
-Tăng cường kiểm tra thực hiện qui chế chuyên môn: Theo lịch đăng kí, theo đợt kiểm tra.
- Sinh hoạt kiểm tra theo chuyên đề: Tổ chức dưới hình thức cả tổ CM hoặc phân công theo nhóm CM, nội dung theo chuyên đề, rút kinh nghiệm trực tiếp sau khi kết thúc. Một năm tổ trưởng, tổ phó hoặc trưởng bộ môn kiểm tra toàn diện 15 GV, dự giờ mỗi GV 2 tiết, dự giờ, kiểm tra hồ sơ xét hết tập sự ( nếu có), kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định của BGH...
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động bổ trợ theo chuyên đề của tổ CM:
+ Tiến hành tổ chức hoạt động chuyên đề của tổ CM đạt hiệu quả.
- Đánh giá xếp loại thi đua đợt, học kỳ và cả năm: TTCM yêu cầu cá nhân tự đánh giá sau đó tổ CM tiến hành đánh giá đảm bảo tính dân chủ, công khai và công bằng.Qua mỗi đợt thi đua chấn chỉnh nghiêm túc những trường hợp thường xuyên vi phạm, sau đó động viên nhắc nhở tạo điều kiện cho các đồng chí cố gắng vào đợt thi đua tiếp theo.
2.12. Các công tác khác:
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa chuyên môn.
- Giáo dục an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường cho HS thông qua các tiết học có liên quan, qua các tiết hoạt động NGLL, tiết sinh hoạt lớp với nhiều hình thức.
- Tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường, Công đoàn phát động.
- Thường xuyên giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung, ý thức phòng các bệnh học đường, giáo dục sức khỏe, thực hiện an toàn giao thông...
- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Chỉ tiêu phấn đấu trong năm:
3.1. Đối với học sinh:
+ HSGTP: Từ 15- 17 giải trở lên.
+ Thi TNTHPTQG: Bằng hoặc vượt mặt bằng thành phố.
+ 5-10% HS xếp loại yếu kém.
3.2. Đối với GV:
+ 100% GV đạt LĐTT. 2-3 đ/c GV đạt CSTĐCS. 1-2 đ/c thi GVCNG cấp TP, xếp loại K, G.
+ 3 đ/c thi GVG cấp trường xếp loại G.
+ 100% GV đạt chỉ tiêu chất lượng giáo dục.
4. Đăng ký danh hiệu thi đua của tổ và cá nhân:
4.1. Tổ chuyên môn:
-Danh hiệu tổ chuyên môn: Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc.
-Danh hiệu tổ Công đoàn: Vững mạnh, xuất sắc.
4.2. Cá nhân:
STT
|
Tên giáo viên
|
CV-Môn
|
Chỉ tiêu CLGD
|
GVG
|
Danh hiệu TĐ
|
Khen thưởng
(Ghi chú)
|
1
|
Nguyễn Thị Phương
|
TT CN
|
95%
|
|
CSTĐCS
|
Giấy khen
|
2
|
Nguyễn Thị Bình
|
Sinh
|
90%
|
|
CSTĐCS
|
Bằng khen
|
3
|
Trần Thị Nhâm
|
Sinh
|
85%
|
X
|
CSTĐCS
|
Giấy khen
|
4
|
Đào Thị Quyết
|
Sinh
|
80%
|
|
CSTĐCS
|
|
5
|
Dương Mạnh Toản
|
Hóa
|
70%
|
|
CSTĐCS
|
|
6
|
Vũ Thị Lan Hương
|
Hóa
|
70%
|
X
|
CSTĐCS
|
|
7
|
Hoàng Thị Chắc
|
Hóa
|
70%
|
|
CSTĐCS
|
Giấy khen
|
8
|
Nguyễn Thị Thu Hà
|
Hóa
|
70%
|
|
CSTĐCS
|
Giấy khen
|
9
|
Đoàn Văn Thành
|
Hóa
|
70%
|
|
CSTĐCS
|
Giấy khen
|
10
|
Đoàn Thị Tiệp
|
Hóa
|
70%
|
|
CSTĐCS
|
Giấy khen
|
11
|
Lâm Thị Suất
|
Lý
|
90%
|
|
CSTĐCS
|
|
12
|
Trần Thị Lý
|
Lý
|
80%
|
X
|
CSTĐCS
|
Giấy khen
|
13
|
Lại Thu Huyền
|
Lý
|
70%
|
|
CSTĐCS
|
Giấy khen
|
14
|
Nguyễn Hữu Thành
|
Lý
|
70%
|
|
CSTĐCS
|
Giấy khen
|
15
|
Mai Thị Hải Vân
|
Lý
|
90%
|
|
CSTĐCS
|
Bằng khen
|
Trên đây là là bản kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn của tổ Lý- Hóa- Sinh năm học 2023 - 2024 đã được thông qua tại Hội ghị tổ chuyên môn ngày 02/10/2023. Toàn thể giáo viên tổ quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2023- 2024.
Kính gửi Ban giám hiệu góp ý và phê duyệt để Tổ chuyên môn Sinh- CN- TD- QP thực hiện tốt nhiệm vụ được giao./.
Ban giám hiệu
|
Hải Phòng, ngày 05 tháng 10 năm 2023
TM. Tổ chuyên môn
|
|
Nguyễn Thị Phương
|