1. Định nghĩa: Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm.
2. Nguyên nhân : Bệnh thường do vi khuẩn hoặc vi rút hoặc do phản ứng dị ứng gây ra.
3. Triệu chứng đặc trưng :
- Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt còn lại
- Mắt ngứa, cộm như có hạt bụi trong mắt
- Mắt đỏ
- Mắt tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt
- Mi mắt sưng nề, đau nhức
- Có thể kèm theo các biểu hiện khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch sau tai…
4. Đường lây bệnh
- Tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh khi họ nói chuyện hoặc hắt hơi
- Chạm tay vào những vật dụng hay đồ dùng cá nhân nhiễm mầm bệnh như gối, khăn mặt.....
- Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bệnh ao hồ, bể bơi…
- Thói quen hay dụi mắt, sờ tay vào mũi, miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
- Vệ sinh không đúng cách kính áp tròng
5. Cách điều trị đau mắt đỏ và biến chứng có thể gặp
A, Cách điều tri:
- Bệnh đau mắt đỏ có thể theo dõi tại nhà
- Chườm lạnh nhằm giảm khó chịu mắt, sưng mi
- Đối với trường hợp cần phải sử dụng thuốc dựa vào nguyên nhân gây bệnh đau mắt để chỉ định thuốc uống , thuốc bôi phù hợp.
Cụ thể:
- Đau mắt đỏ do virus: Đau mắt đỏ do virus sẽ kéo dài 4 – 7 ngày rồi tự khỏi nhưng dễ lây lan. Trường
- hợp này, không cần dùng kháng sinh vì không có tác dụng đối với virus. Người bệnh chỉ cần rửa sạch mắt nhỏ nước muối sinh lý mỗi ngày là đủ.
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Nếu vi khuẩn là tác nhân gây đau mắt đỏ, cần uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp cùng thuốc mỡ bôi.
- Đau mắt do dị ứng: Loại bỏ dị nguyên gây dị ứng thuốc uống hoặc thuốc nhỏ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
B. Biến chứng có thể gặp:
- Người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
- Bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này
6. Đối tượng lây nhiễm:
- Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng trẻ em, người trưởng thành, người già. Bệnh dễ lây lan, xảy ra quanh năm có thể lan rộng ra thành dịch trong thời điểm từ Hè đến cuối Thu.
7. Phương pháp phòng, chống bệnh bệnh đau mắt đỏ
Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh vì vậy biện pháp phòng bệnh tốt nhất là:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch
- Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
- Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường
- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ
- Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác
- Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng./.
-